1.Tạo sao cần thiết?
Có một điều quan trọng trong quá trình SEO mà không ít người bỏ quên, đó là làm cho website của bạn thân thiện với cả người dùng và rô bốt của công cụ tìm kiếm. Dù rằng các công cụ tìm kiếm ngày càng tinh vi hơn, song chúng lại không thể xem và hiểu một website nào đó giống như cách mà con người chúng ta hiểu được. Vì vậy, chúng ta phải tìm cách SEO cho công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa và sự hữu ích của trang web đối với người dùng.
Ví dụ như, bạn đăng một bức ảnh về con mèo của nhà bạn lên Internet như Facebook, Twitter hoặc một trang blog nào đó. Người nào đó có thể nhìn thấy và mô tả được con mèo của bạn một cách dễ dàng, như lông màu gì, to hay nhỏ, có sọc vằn hay không, trông có đáng yêu hay không, con mèo được chụp với nền gì… Trong khi đó thì các công cụ tìm kiếm sẽ khá khó khăn để hiểu được ý nghĩa của bức ảnh nếu như không có sự trợ giúp từ con người hoặc SEO. Vậy chúng ta dùng SEO thế nào để công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung của bức ảnh?
Xem bài trước: Bộ Máy Tìm Kiếm Vận Hành Như Thế Nào?
Vốn dĩ, việc thêm cấu trúc phù hợp vào nội dung mà bạn cung cấp là điều cực kỳ cần thiết cho quá trình SEO. Cũng như, việc bạn hiểu được khả năng nhận biết và giới hạn của công cụ tìm kiếm sẽ giúp bạn xây dựng, định dạng và cung cấp đúng nội dung mà công cụ tìm kiếm có thể hiểu được là cốt lõi của việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Nếu không có SEO, website của bạn sẽ khá khó để công cụ tìm kiếm nhận dạng được.
2.Giới hạn của công cụ tìm kiếm
Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay đều hoạt động chung một nguyên tắc như bài viết lần trước của mình, tức là chúng tự động thu thập thông tin trên Internet, lần mò theo các liên kết và lập chỉ mục vào cơ sở dữ liệu của chúng. Chúng thực hiện điều này với trí thông minh nhân tạo vĩ đại, nhưng không có nghĩa là chúng toàn năng mà xử lý hết được mọi thứ. Những cỗ máy này vẫn còn khá nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình thu thập và lập chỉ mục.
Các vấn đề thường hay gặp chính là:
Sự cố khi thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
- Biểu mẫu trực tuyến: các bộ máy tìm kiếm không thể vượt qua được các biểu mẫu trực tuyến, chẳng hạn như thông tin đăng nhập. Do đó, bất kỳ nội dung nào phía sau những biểu mẫu này có thể vẫn bị ẩn.
- Các trang trùng lặp: các website sử dụng CMS (hệ thống quản lý nội dung) thường tạo các phiên bản trùng lặp của trang. Đây là một vấn đề lớn đối với các công cụ tìm kiếm vì chúng đang tìm nội dung hoàn toàn nguyên bản.
- Bị chặn trong code: khi bị thay đổi cú pháp trong file robots.txt dù là vô tình hay cố ý, thì cũng chặn toàn bộ công cụ tìm kiếm.
- Cấu trúc liên kết kém: nếu các cấu trúc liên kết của website không dễ hiểu đối với công cụ tìm kiếm thì có thể sẽ bị chúng bỏ qua. Hoặc nếu được thu thập đi chăng nữa thì cũng được đánh giá là không quan trọng theo tiêu chí của chúng.
- Nội dung không phải văn bản: mặc dù các cỗ máy truy vấn đang ngày càng được cải tiến để có thể đọc được những nội dung không phải HTML, nhưng nội dung ở định dạng đa phương tiện vẫn là một thách thức khó nhằn để phân tích. Có thể kể đến như văn bản trong các file flash, hình ảnh, video, âm thanh và các nội dung trong plugin.
Sự cố khi so sánh truy vấn với nội dung
- Cụm từ không phổ biến: việc sử dụng các cụm từ không phổ biến tuy hiếm, nhưng cũng có thể xảy ra. Ví dụ như bạn dùng “cái nia” trong khi từ phổ biến được dùng phải là “cái thúng”.
- Sự tinh tế trong từ ngữ và sự quốc tế hoá: ví dụ “24/24” so sánh với “24/7”. Lúc này bạn không biết dùng từ nào thì nên tìm kiếm xem mọi người đang dùng gì, sau đó áp dụng cho nội dung của bạn.
- Nhắm mục tiêu theo vị trí không phù hợp: bạn đang viết nội dung bằng tiếng Anh trong khi người truy cập nhiều lại là người Việt, điều này tạo sự khó chịu cho người dùng và tỷ lệ thoát trang sẽ khá cao.
- Ngữ cảnh không đúng với nội dung: ví dụ như tiêu đề bài viết của bạn nói về “dịch vụ SEO ở Hà Nội” nhưng nội dung bài viết lại nói về “dịch vụ SEO ở TPHCM”. Điều này gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm, dù là bạn cố tình thu hút nhưng kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như vậy là không tốt đâu nha :))
Đảm bảo nội dung của bạn tiếp cận được mục tiêu
Mặc dù các yếu tố kỹ thuật là điều cần thiết để làm cho website thân thiện với công cụ tìm kiếm, bạn cũng phải đưa nội dung của mình đến được với người dùng cần nó. Các cỗ máy tìm kiếm không có một thước đo nào dể đánh giá chất lượng nội dung của một website đâu, mà chúng chỉ dựa trên các số liệu về mức độ liên quan và tầm quan trọng của nó.
Chúng đo lường bằng cách theo dõi những gì mọi người làm, tìm kiếm, cách tương tác và truy cập. Cũng như bạn thấy, hiện nay khi chúng ta tìm kiếm điều gì đó, khi chúng ta bỏ đi và đăng nhập vào Facebook, hay bất kỳ một website nào khác thì sản phẩm chúng ta xem hoặc các sản phẩm liên quan sẽ được quảng cáo. Vì vậy, ngoài việc bạn xây dựng một website tốt, nội dung tuyệt vời thì việc chia sẻ nó, đưa nó đến với người dùng cũng cực kỳ quan trọng.
3.Tính chất cạnh tranh của công cụ tìm kiếm
Nếu bạn thử xem qua các kết quả tìm kiếm, thì bạn sẽ hiểu được tại sao tiếp thị tìm kiếm sẽ vẫn sống sót lâu dài và bền vững.
Với các website được xếp hạng ở trang đầu của công cụ tìm kiếm, vị trí càng cao thì khả năng truy cập của người dùng càng lớn. Những trang được xếp hạng ở vị trí 1, 2, 3 chắc chắn sẽ nhận được nhiều lượt truy cập hơn rất nhiều so với những trang ở vị trí khác, điều này giảm dần khi chuyển sang các trang ở phía sau.
Dù cho kết quả tìm kiếm sau này có thay đổi thế nào đi nữa, thì các website và doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau để xuất hiện ở những vị trí đầu của kết quả tìm kiếm.
4.Thay đổi là tất yếu của SEO
Khi tiếp thị tìm kiếm ra đời vào những năm 1990, việc nạp liên kết thủ công, thẻ meta, nhồi nhét từ khoá là những điều lặp đi lặp lại mà các SEOer vẫn hay làm để website có thứ hạng. Trong năm 2004 thì việc dội bom liên kết và thẻ neo văn bản, mua liên kết, spam liên kết hay những thứ liên quan sẽ được nhiều người tận dụng đế có thể giúp website lên hạng. Đến năm 2011 thì tiếp thị trên mạng xã hội, tìm kiếm vertical là các phương pháp để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
(Công cụ tìm kiếm vertical – tìm kiếm chuyên đề khác với một công cụ tìm kiếm trên web nói chung. Trong đó nó tập trung vào một phân đoạn cụ thể của nội dung trực tuyến. Chúng cũng được gọi là công cụ tìm kiếm đặc trưng hoặc chuyên biệt. Nội dung chuyên đề có thể dựa trên chủ đề, loại phương tiện hoặc thể loại nội dung. Chuyên đề phổ biến bao gồm mua sắm, ngành công nghiệp ô tô, thông tin pháp lý, thông tin y tế, văn học thuật, tìm kiếm việc làm và du lịch. Ví dụ về các công cụ tìm kiếm chuyên đề bao gồm Library of Congress, Mocavo, Nuroa, Trulia và Yelp.)
Các công cụ tìm kiếm đã tinh chỉnh thuật toán của họ rất nhiều, nhất là trong năm 2004, có thể ảnh hưởng đến việc SEO của bạn ở thời điểm hiện tại. Tương lai chúng ta sẽ không biết thế nào, nhưng trong thế giới của tìm kiếm thì việc thay đổi là một mặc định, các thuật toán có thể ra đời hoặc cập nhật bất cứ khi nào. Tiếp thị tìm kiếm như SEM, SEO… sẽ vần còn cạnh tranh rất cao và tồn tại lâu dài.
Đâu đó có người nói SEO sẽ chết hoặc số tiền bỏ ra cho SEO là lãng phí. Nhưng thôi, mình tâm niệm rằng mỗi người có một suy nghĩ riêng, không cần phải bàn cãi quá nhiều. Website vẫn sẽ luôn cạnh tranh nhau trên kết quả tìm kiếm, và những người như chúng ta thực hiện được những cách khác nhau để cải thiện kết quả xếp hạng của trang, thì chắc chắn sẽ nhận được những lợi ích xứng đáng với công sức mà chúng ta đã bỏ ra.