Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến lược seo nội dung và sắp thực hiện nó? Mọi thứ đã xong xuôi nhưng cũng đừng nên dành ít phút kiểm tra lại tất cả đã thật sự hoạt động tốt chưa. Đảm bảo chuẩn seo và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ mang đến lưu lượng cập. Cũng như mức độ tương giác và giá trị cao cho doanh nghiệp.
Bài viết sau đây sẽ liệt kê những yếu tố chính cần kiểm tra. Và cách seo chúng để chiến lược nội dung của bạn chạy trơn tru. Đồng thời, gia tăng thứ hạng trang website hiện tại của bạn. Mặc dù, thứ hạng không phải là mục tiêu chính của chiến lược nội dung. Nhưng mục đích cuối của cả hai là tiếp cận khách hàng và chuyển hóa họ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.Tiêu đề trang:
Có lẽ yếu tố này không quá xa lạ với bất cứ ai. Nhưng có lẽ bạn chưa biết rằng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp họ quên tối ưu tiêu đề trang của họ. Điều này xuất phát từ lỗi chủ quan cá nhân.
Tiêu đề trang hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google và cũng có thể được sử dụng trên các kênh xã hội. Thế nên nếu tiêu đề hấp dẫn sẽ lôi kéo người đọc nhấp qua nội dung của bạn.
Nếu bạn muốn xây dựng đoạn nội dung với hy vọng thu hút liên kết đến nó. Có thể là nó có thể xếp hạng cho một số từ khóa có khối lượng hợp lý. Bạn nên dành ít thời gian để nghiên cứu từ khóa cơ bản và tối ưu hóa tiêu đề trang của bạn. Nếu bạn không có từ khóa chiến lược, có liên quan đầy đủ để tối ưu hóa trang, hãy thêm một vài cụm từ phụ nếu nó khả quan. Cố gắng đừng dùng từ khóa đang được sử dụng bởi một trang khác và ăn cắp thứ hạng của họ.
2.Mô tả meta:
Mặc dù nó sẽ không có tác động mạnh mẽ như tiêu đề trang. Nhưng khi nói đến bảng xếp hạng, bạn vẫn nên dành một phút để viết mô tả meta rõ ràng, chính xác. Và hấp dẫn để phản ánh phần nội dung liên quan đến trang của bạn. Điều này giúp ích cho việc cải thiện tỷ lệ nhấp. Cũng như được sử dụng bởi các nền tảng xã hội.
Thẻ mô tả sẽ góp phần giúp cho người truy vấn cảm thấy thông tin họ cần nằm trong bài viết này. Nội dung mô tả trong đoạn nên chứa từ hoặc cụm từ khóa liên quan. Có như vậy chúng sẽ cùng nhau bổ trợ nâng khả năng clich chuột của người đọc.
3.Hình ảnh và văn bản:
Một nội dung chất lượng cung cấp thông tin đầy đủ là mục tiêu cuối cùng của việc truy cập trang. Nội dung đó phải chứa các từ khóa chính, phụ lẫn các từ khóa liên quan. Và chúng phải được phân bổ một cách tự nhiên không nhồi nhét. Bởi vì việc đánh lừa Google để lên thứ hạng cao. Nhưng hầu quả bù lại là doanh thu mà khách hàng mang về sẽ giảm sút.
Bên cạnh tập trung phần nội dung, đừng nên bỏ qua phần hình ảnh. Xu hướng tìm kím của người dùng đang có xu hướng thay đổi. Việc truyền tải thông tin qua 100% nội dung bằng chữ. Điều này khiến người đọc dễ nhàm chán. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ 20% trong số người truy cập nán lại đọc hết thông tin của bạn. 80% còn lại có xu hướng xem hình ảnh và các đoạn video. Vậy nên, hãy để tâm hơn tới các hình ảnh mà bạn cung cấp trong bài.
4.Liên kết nội bộ:
Liên kết đến các trang chính: Giả sử xây dựng liên kết nội dung của bạn thành công. Bạn phải đảm bảo liên kết đến được nội dung trên trang web của mình. Bạn nên tận dụng cơ hội để lọc liên kết vốn chủ sở hữu này thành các trang chính nếu có thể.
Sau đây là một số cách giúp bạn có thể thực hiện việc này:
Menu điều hướng ở đầu trang: có thể bao gồm các liên kết đến các danh mục chính. Menu không nên làm lu mờ phần nội dung của bạn và càng kín đáo càng tốt.
Liên kết trong bản sao: Nếu bạn có khối lượng thông tin lớn trong nội dung của mình. Hãy tìm các cơ hội để liên kết đến các trang chính trên trang web của bạn từ bên trong nội dung đó. Chìa khóa ở đây là phải làm điều đó xảy ra một cách tự nhiên nhất.
Chân trang liên kết đến các trang chính: Mặc dù không tối ưu như các liên kết ở phía trên trang. Vì vị trí nổi bật và đập vào tầm mắt hơn. Tuy nhiên, chân trang vẫn giúp ích nhiều về vấn đề đó. Ngoài ra, chúng còn không làm ảnh hưởng đến nội dung hoặc mất tập trung người đọc. Và bạn vẫn được dẫn đến các trang chính.
5.Theo dõi và đo lường:
Theo dõi sự thành công của phần nội dung của bạn là thật sự cần thiết. Và bạn có một vài gợi ý để có thể dễ dàng làm điều đó. Bên cạnh những theo dõi cơ bản, bạn có thể tích hợp với các kênh khác. Để phân tích quan sát chuyên sâu hơn nếu có thể. Hãy bắt đầu đơn giản với những điều cơ bản.
Hiên tại, bạn có thể đo lường các backlink mới tới trang của bạn. Dù vậy, bạn cũng có thể đã bỏ lỡ một khối lượng lưu lượng truy cập mà bạn cần phải theo dõi. Một số lưu lượng truy cập đó có thể đã chuyển sang trang web chính của bạn. Và có thể đã tương tác hoặc thậm chí được chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Nhưng bạn không biết và không có dữ liệu đó.
Ngoài việc kiểm tra đang trong giai đoạn thử nghiệm. Một vài cách để kiểm tra xem Google Analytics có đang hoạt động chính xác sau khi đã được khởi chạy hay không? Tùy chọn đơn giản nhất là đi vào phân tích thời gian thực, đi tới phần nội dung và xem liệu bài viết của bạn có hiển thị hay không. Nếu lưu lượng truy cập thấp, hãy nhấp vào nội dung.
Một cách khác là sử dụng plugin hoặc tiện ích mở rộng của Chrome. Như là Hỗ trợ thẻ hoặc Trình xử lý GA, có thể cho biết liệu mã Google Analytics có xuất hiện trên trang hay không?
Để có một chiến dịch thành công, các giai đoạn thực hiện phải kĩ lưỡng và chính xác. Bên cạnh, các công đoạn thi hành. Ta nên có sự phối hợp chặt chẽ việc quan sát và kiểm tra. Điều này sẽ giảm thiểu những rủi ro xảy ra, nâng cao thành công mang lại. Một ít thời gian cho việc đánh giá sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn cho chiến dịch của bạn. Hãy chia sẽ với chúng tôi cách mà bạn kiểm soát và đánh giá chiến dịch của bạn như thế nào nhé. Chúc bạn thành công!